Thời gian qua, trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng xuất hiện thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo, mua bán người. Đằng sau những lời mời chào xuất cảnh sang Campuchia làm việc nhẹ, lương cao nhưng thực tế lại là khổ nhục, mất tiền trả cho chủ mới được về nước.
Thực trạng người Việt Nam bị lừa đưa sang Campuchia với những lời hứa hẹn về một việc làm ổn định, lương cao nhưng sau đó lại bị đưa vào sòng bạc, làm công việc dọn dẹp, lương chỉ từ 5-7 triệu đồng, bị đánh đập, bị nhốt, bị bỏ đói… không còn là chuyện hiếm. Tuy nhiên, nhiều nạn nhân vẫn mắc bẫy dù các cơ quan chức năng đã liên tục lên tiếng cảnh báo.
Lợi dụng tình trạng người lao động đang cần tìm kiếm việc làm, nhất là lao động ở các vùng nông thôn hoặc những lao động bị thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các đối tượng lừa đảo với những lời dụ dỗ về mức lương “khủng”, kèm theo chế độ đãi ngộ hấp dẫn đã khiến hàng trăm người lao động nhẹ dạ, cả tin mắc bẫy.
Sau khi chiếm được lòng tin và “sự hợp tác” từ phía những người lao động, bọn lừa đảo đã sử dụng nhiều cách để đưa họ vượt biên sang Campuchia bằng cả đường chính ngạch hoặc nhập cảnh trái phép. Thậm chí, nhiều kẻ lừa đảo còn sẵn sàng ứng tiền công trước để dụ dỗ người lao động. Thế nhưng, chỉ khi sang đến nước bạn mới thực sự vỡ lẽ bởi công việc họ phải làm hoàn toàn không giống quảng cáo hay những viễn cảnh tươi đẹp mà họ được “vẽ” ra. Những người lao động tự do bỗng chốc biến thành “nô lệ” bị bóc lột bằng đủ mọi cách, bị đối xử thậm tệ nhưng không biết cầu cứu ai. Và đương nhiên điều kiện sinh hoạt và làm việc cũng hết sức tạm bợ, tồi tàn.
Người lao động khi đặt chân đến Campuchia thì bị bán cho các chủ lao động nước ngoài. Các nạn nhân bị đưa vào các khu sòng bạc hay khách sạn làm những công việc dọn dẹp với tiền lương ít ỏi nhưng lại bị trừ rất nhiều khoản chi phí. Hoặc tại các sòng bạc, họ sẽ được huấn luyện cách thức để tìm kiếm, mời chào, lôi kéo các khách hàng tham gia đánh bạc trên mạng. Họ bị áp đặt doanh thu, nếu không đủ sẽ phải đóng tiền phạt; thậm chí còn bị giam lỏng nên không thể nào bỏ trốn. Những người từ chối làm việc và muốn quay trở về Việt Nam có thể bị đánh đập, bắt ký khống giấy nợ và yêu cầu bồi thường hàng nghìn USD mới được thả.
Để tránh bị lừa đảo, trở thành nạn nhân của thủ đoạn trên, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an tỉnh Kon Tum khuyến cáo người dân cần cảnh giác, muốn tìm việc làm ở nước ngoài thì liên hệ với các đơn vị có chức năng chuyên môn, được Nhà nước cấp phép để đảm bảo quyền lợi cũng như an toàn cho bản thân. Mọi công dân đề cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ bản thân và gia đình mình. Cảnh giác với các mối quan hệ qua mạng xã hội, hứa hẹn việc làm nhàn hạ, thu nhập cao để lừa bán nạn nhân ra nước. Từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là những người lạ, người không thân quen. Không sang Campuchia tìm việc làm thông qua các hoạt động tuyển dụng trên mạng; không có địa chỉ hoặc tư cách pháp nhân ở Việt Nam, tổ chức nhập cảnh Campuchia qua đường tiểu ngạch. Trường hợp cần hỗ trợ hoặc cung cấp thông tin liên quan đến tội phạm buôn bán người tại Campuchia, đề nghị liên hệ: Tại Campuchia – số điện thoại (00855) 0974.056.789; tại Việt Nam – Tổng đài Bảo hộ công dân: (0084) 0981.84.84.84./.
Lợi dụng tình trạng người lao động đang cần tìm kiếm việc làm, nhất là lao động ở các vùng nông thôn hoặc những lao động bị thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các đối tượng lừa đảo với những lời dụ dỗ về mức lương “khủng”, kèm theo chế độ đãi ngộ hấp dẫn đã khiến hàng trăm người lao động nhẹ dạ, cả tin mắc bẫy.
Sau khi chiếm được lòng tin và “sự hợp tác” từ phía những người lao động, bọn lừa đảo đã sử dụng nhiều cách để đưa họ vượt biên sang Campuchia bằng cả đường chính ngạch hoặc nhập cảnh trái phép. Thậm chí, nhiều kẻ lừa đảo còn sẵn sàng ứng tiền công trước để dụ dỗ người lao động. Thế nhưng, chỉ khi sang đến nước bạn mới thực sự vỡ lẽ bởi công việc họ phải làm hoàn toàn không giống quảng cáo hay những viễn cảnh tươi đẹp mà họ được “vẽ” ra. Những người lao động tự do bỗng chốc biến thành “nô lệ” bị bóc lột bằng đủ mọi cách, bị đối xử thậm tệ nhưng không biết cầu cứu ai. Và đương nhiên điều kiện sinh hoạt và làm việc cũng hết sức tạm bợ, tồi tàn.
Người lao động khi đặt chân đến Campuchia thì bị bán cho các chủ lao động nước ngoài. Các nạn nhân bị đưa vào các khu sòng bạc hay khách sạn làm những công việc dọn dẹp với tiền lương ít ỏi nhưng lại bị trừ rất nhiều khoản chi phí. Hoặc tại các sòng bạc, họ sẽ được huấn luyện cách thức để tìm kiếm, mời chào, lôi kéo các khách hàng tham gia đánh bạc trên mạng. Họ bị áp đặt doanh thu, nếu không đủ sẽ phải đóng tiền phạt; thậm chí còn bị giam lỏng nên không thể nào bỏ trốn. Những người từ chối làm việc và muốn quay trở về Việt Nam có thể bị đánh đập, bắt ký khống giấy nợ và yêu cầu bồi thường hàng nghìn USD mới được thả.
Để tránh bị lừa đảo, trở thành nạn nhân của thủ đoạn trên, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an tỉnh Kon Tum khuyến cáo người dân cần cảnh giác, muốn tìm việc làm ở nước ngoài thì liên hệ với các đơn vị có chức năng chuyên môn, được Nhà nước cấp phép để đảm bảo quyền lợi cũng như an toàn cho bản thân. Mọi công dân đề cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ bản thân và gia đình mình. Cảnh giác với các mối quan hệ qua mạng xã hội, hứa hẹn việc làm nhàn hạ, thu nhập cao để lừa bán nạn nhân ra nước. Từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là những người lạ, người không thân quen. Không sang Campuchia tìm việc làm thông qua các hoạt động tuyển dụng trên mạng; không có địa chỉ hoặc tư cách pháp nhân ở Việt Nam, tổ chức nhập cảnh Campuchia qua đường tiểu ngạch. Trường hợp cần hỗ trợ hoặc cung cấp thông tin liên quan đến tội phạm buôn bán người tại Campuchia, đề nghị liên hệ: Tại Campuchia – số điện thoại (00855) 0974.056.789; tại Việt Nam – Tổng đài Bảo hộ công dân: (0084) 0981.84.84.84./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Kon Tum