Lừa đảo trực tuyến là vấn đề nổi cộm đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Các đối tượng xấu đã lợi dụng những tiện ích do công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều vụ đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng mạng xã hội cao trên thế giới. Các nền tảng mạng xã hội có lượng người sử dụng lớn tại Việt Nam gồm: Facebook, Youtube, TikTok, Zalo… đang là môi trường để các đối tượng xấu lợi dụng lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, cũng như phát tán tin giả, thông tin xấu độc.
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), có 3 nhóm lừa đảo chính là: Nhóm giả mạo thương hiệu; nhóm chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác. Các hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng gồm: Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”; lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice; lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao; giả mạo biên lai chuyển tiền thành công; giả danh giáo viên/nhân viên y tế thông báo người thân đang cấp cứu; giả danh các công ty tài chính, ngân hàng; cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen; giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp; lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo; lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp; lừa đảo tuyển cộng tác viên online; giả danh cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện lừa đảo; đánh cắp thông tin căn cước công dân đi vay nợ tín dụng; lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng; lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa…
Nguồn: baothainguyen.vn